GIỜ BÌNH AN

Post Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Ích Lợi Của Nước Thánh (nước Phép, Holy Water)(3)

tháng 10 19, 2015 0


Cn 1185: Ích Lợi Của Nước Thánh (nước Phép, Holy Water)(3)
Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 10-2010

Giáo hội Công giáo thường ban những ân xá cho việc dùng nước thánh.
-Khi người tín hữu làm dấu thánh giá thì được 3 năm ân xá, nhưng khi làm dấu thánh giá bằng nước Thánh thì được 7 năm ân xá.
-Khi làm phép có những linh mục thường dùng muối để làm phép nước, như vậy nước thánh có tác dụng thanh tẩy, thánh hóa và bảo vệ cho người xức nước thánh. Ma quỷ rất ghét nước thánh nhưng các linh hồn trên trái đất và các linh hồn nơi luyện ngục thì rất thích.
-Khi nước thánh được rẩy thì ma quỷ phải chạy trốn khỏi người ấy và nơi chốn ấy.  Vì nước thánh là vũ khí hữu dụng của chúng ta để làm cho ma quỷ chạy trốn.
-Nước thánh còn có tác dụng gìn giữ người ta khỏi chước cám dỗ, khỏi sự trừng phạt, khỏi những tư tưởng xấu, khỏi bịnh tật.
-Ma quỷ luôn làm cho người ta chia trí khi cầu nguyện nên trước khi cầu nguyện, chúng ta nên rẩy nước thánh.
-Trong các thánh lễ long trọng thì các linh mục rẩy nước thánh trên tất cả những giáo dân tham dự thánh lễ để xua trừ ma quỷ và làm cho mọi người tập trung vào thánh lễ.
-Nước thánh được dùng trong mọi sinh hoạt của nhà thờ như trong các thánh lễ lớn, lễ cưới, nghi thức rửa tội, tang lễ… bởi vì giáo hội biết giá trị tuyệt điệu của nước thánh.
-Trước khi khởi sự làm một việc gì, dù là việc của Thiên Chúa hay việc làm, bạn hãy nên dùng nước thánh để thanh tẩy và dâng lên Thiên Chúa một lời cầu nguyện ngắn. Như thế, bạn có thể tránh được nhiều tai họa và khó khăn.
-Hãy đem nước thánh lễ trong người và rẩy lên xe hơi, rẩy lên mình và những người ngồi chung trên xe, như vậy bạn sẽ tránh được những tai nạn khỏi xẩy ra.
-Hãy chứa những bình nước thánh mà người ta gọi là Holy Water Font trong nhà để dễ xử dụng.
-Nước thánh giúp chúng ta được bảo vệ và làm cho đời sống chúng ta được vui vẻ và hạnh phúc hơn.
-Trước khi đi ngủ, hãy rẩy nước thánh để được bình an.
-Nước Thánh có 5 tác dụng lớn lao như sau:
1. Giảm thiểu thời gian đền tội trong luyện ngục:
Nếu người hấp hối được rẩy nước thánh thường xuyên thì thời gian đền tội của họ sẽ được giảm bớt nơi luyện ngục.
2. Cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục sớm được về trời:
Nếu bạn cầu nguyện và rẩy nước thánh và cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện ngục thì họ cầu nguyện cho bạn để đền ơn.
3. Xua trừ ma quỷ:
4. Rửa sạch tội lỗi:
Hãy rẩy nước thánh xuống đất và cầu nguyện như sau:
“Bằng nước thánh này, và bằng Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa tẩy sạch tội lỗi của con và của gia đình con.”
5. Chữa lành:
Nước thánh có thể chữa lành cả thể xác lẫn tâm linh. Đó là ơn Chúa ban để được bảo vệ và chữa lành.
SUY NIỆM:
Ngày 31/10/2010 là ngày Halloween, ngày ma quỷ. Nếu chúng ta sử dụng nước thánh thì con cháu và gia đình chúng ta sẽ tránh được những gì đáng tiếc có thể xẩy ra khi có những người hóa trang làm ma quỷ đến nhà chúng ta để xin kẹo bánh. Xin Chúa chúc lành và bảo vệ cho mọi người trong ngày Halloween.
Dr. Rosalie Turton
Kim Hà dịch thuật
29/10/2010
XIN ĐỌC THÊM TRONG WWW.MEMARIA.ORG
-CN 1109: NƯỚC PHÉP XUA ĐUỔI MA QUỶ VÀ BỊNH TẬT (1)
Tôi nhận được ơn chữa lành qua việc dùng Nước Phép (Holy Water). Vì thế tôi quyết định luôn mang nước phép trong ví của tôi và trong xe. Trước khi đi nhà thờ, tôi xem lại ví tay và nếu không thấy chai nước phép thì tôi vội vào nhà tìm chai nước phép. Trước khi mở máy xe, tôi cẩn thận rắc nước phép cho chiếc xe, cho những ai ngồi trong xe, cho tôi và cho vô lăng (tay lái) vì tôi cần ơn Chúa bảo vệ tôi.
Vào cuối tháng 8 năm 2009, tôi bị bịnh ngứa ngoài da mà các bác sĩ không thể chữa lành được. Tôi nghĩ chắc mình phải mang bịnh này như một cây thánh giá suốt đời mình.
Trước ngày đi hành hương, da mặt tôi trở nên khó chịu hơn nên tôi nhờ người bạn ngồi chung xe cầu nguyện cho tôi được mau khỏi bịnh.
Bỗng dưng, tôi nghe một tiếng nói dịu dàng của người phụ nữ:
“Hãy dùng nước phép xức lên vết ngứa.”
Thế là tôi bắt đầu xức nước phép và đọc lời cầu nguyện sau:
“Lạy Chúa, bằng nước phép này và qua Máu Thánh Cực Châu Báu Chúa Giêsu, xin Chúa thanh tẩy những con vi trùng gây bịnh cho con.”
Thật sự tôi không biết nguyên nhân tại sao tôi bị bịnh này, nhưng từ ngữ tội lỗi hay vi trùng có thể thay thế cho những gì gây ra bịnh, chẳng hạn như bịnh ung thư, nốt ruồi, bịnh phong thấp, những vết sẹo, phỏng, những vết cắn của côn trùng, hoặc những khó khăn…
Trên máy bay và xe bus để đến khách sạn, tôi tiếp tục xức nước phép. Tôi cảm nghiệm rằng mỗi khi tôi xức nước phép thì vết ngứa mát hơn và cho tôi có một cảm giác dễ chịu. Tôi nghĩ rằng nước phép có tác dụng chữa lành nhưng quyền năng lớn hơn nước phép lại chính là  Máu Thánh Cực Châu Báu của Chúa Giêsu.
Ngày hôm sau, tôi cảm thấy vết ngứa đỡ hơn và điều này làm cho tôi ngạc nhiên. Tôi biết rằng nước phép có thể phòng ngừa các nạn thiên tai và tai nạn, xua trừ ma  quỷ, làm giảm thiểu những tai họa và chữa lành những bịnh tật.
Điều làm cho tôi vui mừng là tôi được nghe giọng nói của Đức Mẹ Maria hay một vị Thánh nữ nào đó ở thiên đàng. Tiếng nói bảo tôi hãy dùng nước phép.
Trong vài ngày kế tiếp, tôi vừa xức nước phép, vừa đọc lời cầu nguyện và cuối cùng, vết thương lành hẳn. Vậy mà tôi đã phải chịu đựng vết thương ấy suốt mấy năm trời.
Khi về nhà, tôi khoe việc chữa lành này với bác sĩ Titus và nói về sự kỳ diệu của nước phép, vị bác sĩ  buột miệng nói:
“Đúng là một phép lạ!”
Từ đó, tôi quyết định rẩy nước phép khi bị đau đầu gối, rẩy vào computer, rãy vào nước uống và thức ăn, trong nhà tắm…
Là một phép Á Bí tích, nước Phép và bồn đựng nước phép cần được giữ sạch và sẵn sàng cho những người khác sử dụng. Tôi đã có dịp quan sát những bổn đựng nước phép trong một số nhà thờ và tư gia thì thấy nước phép khôngđược giữ sạnh sẽ và có khi các bồn  hết sạnh nước phép.
Khi chúng ta để bồn đựng nước phép không sạch sẽ vì ta thiếu đức tin và thiếu sự kính trọng đối với nước phép. Hãy nhớ nước phép có những quyền năng làm cho ma quý bỏ chạy và chữa lành bịnh tật.
Khi bị bịnh, ta hãy xức nước phép và những nơi bị đau vì nước phép thanh tẩy mọi sự dữ và sự xấu. Hãy nhớ:
1. Cầu nguyện bằng câu: “Lạy Chúa, bằng nước phép này và qua Máu Thánh Cực Châu Báu Chúa Giêsu, xin Chúa thanh tẩy những con vi trùng gây bịnh cho con.”
2. Dùng nước phép thường xuyên, với đức tin và lòng quảng đại.
3. Hãy tin tưởng vào quyền năng của nước phép.
Dr. Rosalie Turton
Kim Hà dịch thuật
15/3/2010
-RẢY NƯỚC THÁNH CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC (2)
Soạn giả: L.m. Mark, CMC
Nước Thánh hay nước phép là nước đã được Linh mục làm phép nhân Danh Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống thể xác và linh hồn. Linh mục cầu xin Chúa ban phép lành cho nước để những ai tin tưởng mà dùng được Chúa ban ơn tha tội, được ơn chống lại bệnh hoạn và mưu kế ma quỉ (Lời nguyện khi làm phép nước). Khi giáo dân thành tâm tôn kính làm dấu Thánh giá nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần thì được ơn Tiểu xá Giáo hội ban (Tông huấn Ân xá, số 55).
Khi làm dấu Thánh giá với Nước thánh, giục lòng ăn năn tội thì được những ơn ích sau:
1. Được tha các tội mọn (do lòng ăn năn).
2. Được tha một số hình phạt tạm (do ân Tiểu xá).
3. Được sức khỏe phần xác theo Ý Chúa (do hiệu lực Nước thánh).
4. Được ơn chống cám dỗ (do hiệu lực Nước thánh).
Thánh Luca thuật lại dụ ngôn Chúa kể về người giàu và Lagiarô nghèo. Từ dưới Hỏa ngục người nhà giầu ngửa cổ lên van nài tổ phụ Abraham sai Lagiarô nhỏ xuống cho một giọt nước giải khát, nhưng tổ phụ Abraham nói là không được nữa, bởi đôi bên đang ở trong tình trạng khác, không còn giống như khi còn sống (Lc 16,24).
* Lịch sử Giáo hội Rôma cũng kể lại, nhờ rảy Nước thánh do Đức Giáo Hoàng Stephanô 6 làm phép đã giết được cả bầy châu chấu phá hại mùa màng.
* Linh mục Đắc Lộ (Alexander de Rhodes) kể rằng nhờ làm dấu Thánh giá bằng Nước thánh và rẩy Nước thánh mà các giảng viên giáo lý của ngài ở Việt nam đã được rất nhiều ơn lạ. Một lần ngài nhờ 6 giảng viên giáo lý đi thăm một làng có nhiều người bệnh, nhờ Nước thánh, họ đã chữa được 272 bệnh nhân (Charity p. 133).
Nước thánh có thể mưu ích cho người hiện ở đó mà cũng có thể mưu ích cho các linh hồn Luyện ngục. Một giọt Nước thánh nhiều khi có giá trị hơn một kinh dài, bởi nhiều khi đọc kinh dài, người ta khó cầm trí trọn vẹn được. Các linh hồn Luyện ngục khát khao Nước thánh lắm.
* Một người chết được chôn ở nghĩa địa thành Roma, nước Ý, đã chết 17 năm. Ông ta hiện về với Đấng Đáng kính Đaminh Giêsu Maria nài xin rảy Nước thánh cho mình để linh hồn ông ta được mát mẻ.
* Một thầy dòng Carmelô để sọ người trên bàn làm việc của thầy để dễ suy sự chết, một hôm thầy lấy Nước thánh rảy trên sọ ấy, liền nghe tiếng xin:
"Rảy nữa! Rảy Nước thánh nữa!"
* Bà Đáng kính Mình Thánh Chúa thấy một sơ bạn đã qua đời thường hiện về xin rảy Nước thánh trên mộ mình để linh hồn được mát mẻ dưới Luyện ngục.
* Bà đáng kính Lindmayer đôi khi được Chúa nhắc cho rảy Nước thánh cho các người đã chết. Bà có thói quen rảy Nước thánh rồi mới đi ngủ. Một hôm bà vội vàng lên giường, quên rảy Nước thánh như thói quen thì nghe tiếng các linh hồn nài van, bà lập tức chỗi dậy rảy Nước thánh và không thấy tiếng kêu nài như trước (Charity 133).
Nếu các linh hồn Luyện ngục xin chúng ta một chút Nước phép để các ngài được mát mẻ, chúng ta đừng tiếc. Khi vào hay ra khỏi cửa nhà thờ đừng quên giơ tay chấm Nước phép làm dấu Thánh giá, giục lòng ăn năn tội, lãnh ân xá cầu cho các linh hồn.
Nhiều giáo dân đạo đức quen làm dấu Thánh giá bằng Nước phép trước khi ra khỏi nhà và khi trở về, khi rời khỏi phòng, trước khi đi ngủ, khi bị cám dỗ. Cha Mẹ nên dạy con cái năng dùng Nước phép để chúng được ơn  phù hộ hồn xác và cứu giúp các linh hồn Luyện ngục.

 Lm Mark, CMC
Read More

Kitô Hữu, Chứng Nhân Truyền Giáo (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’)

tháng 10 19, 2015 1

Kitô Hữu, Chứng Nhân Truyền Giáo (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’)
Chủ Nhật, Ngày 18 tháng 10-201

“Anh chị em đi khắp thế giới, loan báo Tin Mừng cho muôn dân”. Thưa anh chị em, đó là mệnh lệnh cuối cùng của Chúa Giêsu. Giáo Hội từ thời các Tông đồ trải qua các thời đại cuối cùng của Chúa, bất chấp mọi trở ngại.

Thế nhưng, qua 20 thế kỷ truyền giáo, số người tin theo Chúa Kitô vẫn là một thiểu số đáng lo ngại so với dân số thế giới ngày càng gia tăng. Hiện nay, dân số thế giới đã lên đến trên 5 tỷ người, thế mà số tín hữu công giáo chỉ được 900 triệu, nhưng 50 phần trăm là ở Nam Mỹ, còn triệu kia rải rác ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Úc và Châu Phi.

Riêng tại Châu Á của chúng ta, một lục địa với hơn 3 tỷ người, trong số đó chỉ có 3% là người Công giáo. Tại Trung Quốc chỉ có 4 triệu người Công giáo giữa một tỷ dân. Tại Nhật Bản có lối 500 ngàn người Công giáo giữa 123 triệu dân. Ở Nam Triều Tiên, 5 triệu người Công giáo trên 42 triệu dân. Tại đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có hơn 4 triệu rưỡi người Công giáo trên 72 triệu dân, tỷ lệ hơn 6%. Tại TP. Hồ Chí Minh chúng ta có khoảng hơn 450 ngàn (485.584) người Công giáo trên hơn 5 triệu dân, tỷ lệ 13%. (Tại Hạt Tân Định, có 41.105 người Công giáo trên 266,000 dân). Đó là những con số trên giấy tờ, trong sổ Rửa Tội, còn trên thực tế, họ có sống đạo hay không là chuyện khác.

Như chúng ta được biết, ở những miền có đông giáo dân Công Giáo- ở Nam Mỹ chẳng hạn- đời sống dân chúng ở đó lại nghèo đói và thiếu linh mục.Ở Braxil, một nước lớn nhất Nam Mỹ, dân số 107 triệu, đại đa số là Công giáo. Thế mà gần đây người Công giáo đã bỏ Giáo Hội để sang Hội Thánh Tin Lành tính ra có trên 17 triệu người (lý do có lẽ là để được hưởng trợ cấp). Trái lại, ở các nước giàu có, phồn thịnh về vật chất- như ở Châu Âu và Bắc Mỹ- người Công giáo lại đánh mất niềm tin và không còn tôn trọng các giá trị đạo đức tinh thần nữa, coi thường các luật luân lý của Giáo Hội về đời sống hôn nhân gia đình. Sự kiện đó đang trở nên mối lo âu và là một vết thương đau nhức nhối nhất của Giáo Hội ngày nay.

Xin đan cử ra đây một dấu chỉ của thời đại: Đầu năm 1998, tại thành phố Amsterdam ở Hà Lan, Hội Đồng Giáo Mục đã quyết định đóng cửa một loạt 5 ngôi thánh đường đồ sộ của thành phố, vì không có giáo dân lui tới nữa, trong khi đó phí khoản 9dê3 bảo trì các ngôi thánh đường này lại quá lớn. Tại Bắc Mỹ cũng thế, Đức Hồng Y Josef Bernardin, Tổng Giáo Mục Chicago tuyên bố: ngài buộc lòng phải đóng cửa 13 giáo xứ, 2 cơ sở truyền giáo và 6 trường tiểu học Công giáo trong giáo phận của ngài. Còn Đức Hồng y Szoka, Tổng Giám Mục Giáo phận Detroit cũng tuyên bố quyết định đóng cửa 30 giáo xứ thuộc giáo phận của ngài. Lý do đóng cửa là vì thiếu người và thiếu tiền (x. Bùi Tuần, Ơn Trở Về, tr.85).
Nói lên những dấu chỉ thời đại ấy để chúng ta thấy rằng: Con người ngày nay đã bỏ Chúa, không còn tin vào Chúa nữa, hoặc có nhiều người tin, nhưng với một niềm tin hời hợt, hững hờ. Chính vì thảm trạng nầy mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp “Sứ Vụ Đấng Cứu Độ” (Redemptoris Missio, 1990) để đặt toàn thể Giáo Hội trước sứ mạng truyền giáo và tái truyền trong Thiên Niên Kỷ Thứ III.

Hôm nay, ngày Thế Giới Truyền Giáo, Đức Thánh Cha lại gởi đến toàn thể Dân Chúa một sứ điệp với chủ đề: “Tất cả các kitô hữu đều được mời gọi làm người truyền giáo và chứng nhân”. Đức Thánh Cha nói: “Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, Chúa Giêsu quyết liệt lập lại những lời Ngài đã nói với các Tông đồ trước khi về trời, những lời hàm chứa bản chất sứ vụ của người Kitô hữu: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Quả thực, Kitô hữu là ai? Thưa họ là người được Chúa Kitô “chiếm đoạt” (x.Pl 3,12), và vì thế, là người khao khát làm cho Chúa Kitô được mọi người nhận biết và yêu mến ở khắp mọi nơi “cho đến tận cùng trái đất”. Chính niềm tin vào Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta trở thành những nhà truyền giáo, những chứng nhân của Ngài. Nếu không thực hiện được điều đó, có nghĩa là niềm tin củ chúng ta còn bất toàn, khiếm khuyết và chưa trưởng thành.

Do đó, “Truyền giáo là vấn đề của niềm tin, nó là thước đo niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu và nơi tình yêu của Ngài dành cho chúng ta” (RM số 11). Đức tin và truyền giáo đi đôi với nhau: đức tin càng mạnh càng sâu thì nhu cầu truyền thông, chia sẻ và làm chứng niềm tin càng bức thiết. Ngược lại, nếu đức tin suy yếu thì nhiệt tình truyền giáo cũng suy giảm và khả năng làm chứng cũng mất đi sức mạnh. Đó là điều vẫn xảy ra trong lịch sử Giáo Hội: sự sút giảm lòng nhiệt thành truyền giáo là triệu chứng của sự khủng hoảng đức tin. Điều này phải chăng xảy ra khi người ta đánh mất xác tín sâu xa là: “Đức tin càng vững mạnh khi đem chia sẻ” (RM.2). Vì chính khi loan báo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng về Ngài mà đức tin của chúng ta được củng cố và tái khám phá con đường đưa đến một nếp sống đúng theo Tin Mừng của Ngài. Như thế, chúng ta có thể nói: “Truyền giáo là một phương thuốc chắc chắn nhất chống lại cuộc khủng hoảng đức tin. Chính nhờ dấn thân truyền giáo mà mỗi thành phần Dân Chúa củng cố căn tính mà mình và hiểu rõ là: không ai có thể là Kitô hữu đích thực nếu không là chứng nhân” (số 2). “Mỗi Kitô hữu được sáp nhập vào Giáo Hội nhờ Bí tích Thanh Tẩy, đều được mời gọi làm nhà truyền giáo và chứng nhân. Đó là sự ủy nhiệm rõ ràng của Chúa Kitô. Và Thánh Thần sai mỗi người kitô hữu ra đi loan báo và làm chứng về Chúa Kitô cho muôn dân: đó là nhiệm vụ và đặc ân, bởi vì đó là một lời mời gọi cộng tác với Thiên Chúa để cứu độ mỗi người và cả nhân loại” (số 3).

Truyền giáo bằng đời sống chứng tá Tin Mừng giữa đời, làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống yêu thương, bác ái, công bình, cụ thể trong gia đình, ngoài xã hội, là sứ vụ của mọi người giáo dân. Làm chứng cho sự thánh thiện, như những người sống các Mối Phúc của Tin Mừng, đó là căn tính của người Kitô-hữu-chứng-nhân. Con người ngày nay có vẻ dửng dưng không muốn tìm về Thiên Chúa, nhưng trong thực tế, họ cảm thấy cần đến Thiên Chúa và họ bị các Thánh thu hút và đánh động, những vị thánh đã biểu lộ khuôn mặt của Thiên Chúa trong đời sống của mình, như những ánh sao trong đêm tối.

Giáo Hội Việt Nam chúng ta ngày nay phải truyền giáo trong môi trường cụ thể chúng ta đang sống, với những con người cụ thể chúng ta đang gặp. Chúa Kitô cần đến chúng ta để đem Tin Mừng vào lòng dân tộc. Chúa Kitô cần đến tâm hồn quảng đại và sẵn sàng của chúng ta, cần đến đời sống nhân chứng của chúng ta để bày tỏ cho anh em đồng bào tình yêu thương vô biên của Ngài. Tích cực tham gia vào công cuộc Phúc-âm-hóa mới, đó là công việc đặc trưng của những năm chuẩn bị tiến đến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba của Hồng Ân Cứu Độ.

Read More

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Lời Cầu Nguyện Khi Ăn Chay 9 Ngày (có Thể Ăn Chay Và Cầu Nguyện Lời Này Bất Cứ Lúc Nào).

tháng 10 17, 2015 0

LỜI CẦU NGUYỆN KHI ĂN CHAY 9 NGÀY (Có thể ăn chay và cầu nguyện lời này bất cứ lúc nào)
Nguồn: Medjugorje.com
Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, chúng con xin hiệp thông với tất cả những ai sốt sắng ăn chay để cầu nguyện, giống như người dân Do Thái xưa kêu khóc thống thiết dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa.
Chúng con biết Thiên Chúa Tối Cao sẽ nghe tiếng than khóc của chúng con, vì là những kẻ tội lỗi nên chúng con khiêm cung cầu xin Chúa nhận lời.
Lạy Đức Mẹ Maria, Nữ Vương của chúng con, xin Mẹ đại diện cho chúng con cầu khẩn Thiên Chúa để Ngài đừng nhìn đến tội lỗi của chúng con mà nhìn đến tình yêu chúng con dâng lên Chúa qua sự ăn chay tập thể này.
Xin Mẹ cầu xin Chúa tha thứ và quên đi tội lỗi của chúng con. Qua tay Mẹ, xin cho chúng con tiến gần với Chúa cách thân mật hơn vi Ngài là Cha, là Đấng Bảo Vệ chúng con.
Lạy Mẹ Maria trong những ngày ăn chay này, chúng con ao ước rũ sạch mọi sự phù vân ra khỏi trái tim chúng con. Xin Mẹ thanh tẩy chúng con. Xin Mẹ giúp cho sự ăn chay này sẽ thanh tẩy chúng con và giúp chúng con đền cho những tội lỗi mà chúng con đã làm mất lòng Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, xin Mẹ cho chúng con được tràn đầy ơn lành qua bàn tay của Mẹ để chúng con được ơn hòa giải. Xin cho gia đình chúng con và quốc gia chúng con được trở về với Chúa.
Chúng con xin đền tội trước cho các tội lỗi mà chúng con sẽ phạm trong mỗi ngày của năm 2016 sắp đến, để rồi tất cả chúng con sẽ thánh hiến cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria. Xin cho các tín hữu được ơn thanh tẩy linh hồn và thể xác để được tái sinh và rồi sẽ có mùa Xuân cho Kitô giáo trong quốc gia của chúng con.
Chúng con đi tìm sự chữa lành cho trái tim chúng con để tránh khỏi những cơn bịnh thiêng liêng và mọi bịnh tật. Xin Mẹ đổ đầy trái tim chúng con những ơn lành, đặc biệt trong thời gian từ ngày 8 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12 này.
Lạy Mẹ thân yêu, xin Mẹ ban cho chúng con những ý chỉ đặc biệt: Xin cho bản thân, gia đình, quốc gia chúng con được ơn hoán cải, ơn chữa lành và ơn cứu độ của Chúa. Xin Mẹ phá tan những chương trình của Satan nhằm đánh phá bản thân, gia đình và quốc gia chúng con.
Xin Mẹ ban ơn hoán cải cho toàn thể đất nước Hoa Kỳ, Việt Nam và toàn thế giới.
Chúng con xin thánh hiến trái tim của chúng con cho Mẹ Maria và Chúa Giêsu Con Mẹ. Chúng con xin dâng lên Mẹ và Chúa Giêsu tất cả linh hồn, thân xác và những gì mà chúng con có.
Ngày 1 tháng 1 năm 2001, khi Mẹ tiết lộ là Satan đã được tháo xiềng xích và Mẹ muốn chúng con đáp lời Mẹ. Vì thế chúng con xin hoàn toàn dâng mình chúng con cho Mẹ và Chúa Giêsu Con Mẹ. Chúng con xin thuộc về quyền sở hữu của Mẹ và của Chúa Giêsu Con Mẹ.
Mỗi ngày chúng con lại thánh hiến cho Chúa Giêsu và Mẹ. Mẹ là Bả Chủ của chúng con và Chúa Giêsu là Ông Chủ của chúng con. Chúng con xin Chúa và Mẹ bảo vệ chúng con như của riêng của Chúa và Mẹ vậy.
Mẹ nói trong thông điệp ngày 1/1/2001:
“Các con thân mến, bây giờ Satan không còn xiềng xích, Mẹ mong muốn các con hãy thánh hiến cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm Đức Mẹ và Thánh Tâm Chúa Giêsu Con Mẹ. Mẹ chúc lành cho các con với Ơn Lành Từ Mẫu của Mẹ.”
Do đó, chúng con xin dâng lên Mẹ các ý chỉ của chúng con. Chúng con xin rũ sạch trái tim chúng con để trở nên trống rỗng hầu Mẹ có thể lấp đầy trái tim chúng con.
Qua Tuần Cứu Nhật Ăn Chay này, qua lời cầu nguyện và lời thánh hiến của chúng con, xin Mẹ dâng những ý chỉ của chúng con lên Chúa Giêsu Con Mẹ và trước Tòa Thiên Chúa.
Chúng con xin Chúa tuôn đổ tràn đầy ân sủng trên bản thân, gia đình, các quốc gia chúng con và trên tất cả những người cần được ơn hoán cải trên toàn thế giới.
Xin cho các ý chỉ của Mẹ được Chúa nhậm lời. Xin Mẹ cầu bầu cho tất cả chúng con vì Mẹ là Mẹ và là Nữ Vương của chúng con. Amen. Lời Cầu Nguyện Khi Ăn Chay 9 Ngày (có Thể Ăn Chay Và Cầu Nguyện Lời Này Bất Cứ Lúc Nào).
Read More

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Xin Mẹ Cầu Bầu Cùng Thiên Chúa Ba Ngôi Cho Con

tháng 10 15, 2015 0

Xin Mẹ Cầu Bầu Cùng THIÊN CHÚA Ba Ngôi Cho Con
Ngày 22-8-1914 - gần một tháng sau ngày đệ nhất thế chiến 1914-1918 bùng nổ (28-7-1914) - đội pháo binh Pháp giao chiến với quân Đức tại một nơi gần làng Rossignol ở vương quốc Bỉ. Cuộc giao tranh thật dữ dội, binh sĩ gục ngã như rạ, nhưng quân Pháp cương quyết chống cự đến cùng..
 Đứng gần súng đại bác, một sĩ quan trẻ tuổi điềm tĩnh thi hành sứ vụ. Gương mặt anh nhợt nhạt. Bỗng một viên đạn bắn xuyên đầu, anh gục xuống. Máu chảy nhuộm đỏ mái tóc anh. Hai sĩ quan khác vội vàng chạy đến bên anh. Nhưng anh đã trút hơi thở cuối cùng. Trên cánh tay phải, người ta thấy quấn chặt tràng chuỗi Mân Côi. Bên trong chiếc áo lót của anh có bộ Áo Đức Bà Thánh Đaminh. Và trên cổ anh, lấp lánh sợi dây chuyền với tượng Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ bằng vàng..
 Sĩ quan tử thương chính là Ernest Psichari.
 Ernest Psichari chào đời tại thủ đô Paris ngày 29-9-1883, trong một gia đình, lẫn lộn đủ mọi giòng máu và tôn giáo. Thân sinh là ông Jean Psichari, người Pháp và theo chính thống giáo. Thân mẫu là bà Noémie Renan, mang hai giòng máu Hòa Lan và Pháp, với hai tôn giáo: Công Giáo và tin lành .. Do đó, cậu bé được rửa tội theo chính thống, với công thức:
 - Ernest được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần ..
 Nhân dịp này bà nội làm quà cho cháu sợi dây chuyền và ảnh Thánh Giá bằng vàng .. Bà mẹ cậu bé cẩn thận cất vào hộp đồ trang sức. Và nghi lễ tôn giáo chấm dứt. Từ đó, cậu bé lớn lên không nhận được một giáo dục nào khác về phương diện tôn giáo.
 Trong thời thơ ấu, Ernest Psichari chịu ảnh hưởng tinh thần rất lớn của Ông Ngoại, một văn sĩ và sử gia nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIX. Đó là ông Ernest Renan (1823-1892). Ông Renan cũng là thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp.
 Về phương diện văn chương, ông Renan đạt đỉnh cao danh vọng. Nhưng về phương diện tôn giáo, có lẽ ông là người đáng thương, bởi vì không những ông đánh mất Đức Tin Công Giáo của chính mình, mà còn kéo theo những người đương thời cũng như những thế hệ đến sau, đi vào con đường phản tôn giáo, chống lại THIÊN CHÚA, bằng những triết thuyết duy vật của ông.
 Trong bầu khí vô thần đó, cậu bé Ernest Psichari lớn lên và đi vào thế giới văn chương.. Năm 1898, tức năm tròn 15 tuổi, chàng thiếu niên Ernest Psichari kết bạn tâm giao với Jacques Maritain (1882-1973), lớn hơn chàng một tuổi. Jacques Maritain sau đó trở thành triết gia Công Giáo nổi tiếng.
 Cuộc kết nghĩa huynh đệ đã đem lại cho Psichari một lợi ích tinh thần lớn lao. Nhưng về phương diện tình cảm, thì quả là thảm họa. Bởi vì, chàng thanh niên hào hoa Psichari bỗng si tình bào tỷ của bạn, hơn mình đến 7 tuổi .. Dĩ nhiên duyên nợ không thành khiến chàng trai Psichari thất tình, hai lần uống thuốc quyên sinh. May mắn thay, cả hai lần đều có người cứu kịp. Sau đó chàng Psichari đăng tên vào lính và tình nguyện sang phục vụ bên Phi Châu.
 Cuộc đời binh nghiệp nơi vùng trời Phi Châu đã dần dần đưa chàng trai thất tình trở về với THIÊN CHÚA. Chàng khám phá ra sự hiện diện của THIÊN CHÚA trong Vũ Trụ vạn vật và nhất là, trong cuộc đời chàng.
 Năm 1913, khi trở về thủ đô Paris và gặp lại bạn hiền Jacques Maritain, Ernest Psichari xin bạn giúp đỡ và đưa vào Giáo Hội Công Giáo. Chính Cha Clérissac, một Linh Mục dòng Đaminh đã dìu dắt và hướng dẫn Psichari trên con đường trở về này.
 Khi tìm lại Đức Tin Công Giáo, cùng lúc, Psichari cũng tìm thấy lòng kính mến Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Trong tác phẩm: ”Les Voix qui crient dans le désert - Tiếng kêu trong sa mạc”, Ernest Psichari viết:
 - Thân Xác Vinh Hiển trên Trời của Đức Chúa GIÊSU là Thân Xác Ngài lấy từ Thân Xác của Đức Trinh Nữ MARIA. Giống như tia sáng mặt trời xuyên qua thủy tinh không làm vỡ hay hư hại, việc Chúa sinh ra từ Đức Mẹ MARIA cũng không hủy hoại đức trinh khiết của Mẹ Ngài. Từ Evà chúng ta trở thành con cái của cơn thịnh nộ nhưng nhờ Đức Trinh Nữ MARIA, chúng ta được trở thành con cái của Ơn Thánh. Bà Evà hạ thấp con cái, trái lại, Đức Trinh Nữ MARIA, qua Đức Chúa GIÊSU KITÔ, đã nâng cao con người lên hàng con cái THIÊN CHÚA.
 ... Lạy Đức MARIA Chí Thánh, con xin dâng lên Mẹ lời cầu, với trọn lòng tín cẩn. Mẹ chẳng từ bỏ ai, nhưng hằng tha thiết đến phần rỗi của mọi người. THIÊN CHÚA không hề từ chối điều gì với Mẹ khi Mẹ cầu xin cùng Ngài. Xin Mẹ hãy ôm con vào vòng tay che chở vạn năng của Mẹ. Nếu Mẹ dủ lòng thương xót nhậm lời con khiêm tốn cầu xin, thì toàn thể hỏa ngục cũng không thể nào làm hại được con. Một cách nào đó, Mẹ là Bà Chủ của vận mệnh con. Vận mệnh con nằm trong đôi bàn tay Mẹ! Nếu Mẹ bỏ rơi con, thì con sẽ bị hư mất, không nguồn cứu giúp! Thế nhưng, Mẹ là Người Mẹ quá tốt lành, không thể bỏ rơi những ai đặt trọn niềm hy vọng nơi Mẹ!
 Xin Mẹ cầu bầu cùng THIÊN CHÚA Ba Ngôi cho con và con tin chắc là mình sẽ được cứu rỗi! Ôi ước gì con có quyền làm cho mọi con dân trên mặt đất này nhận biết Mẹ! Ước gì con có thể loan báo khắp nơi sự cao cả, lòng nhân hậu và quyền năng của Mẹ! Điều mà con không thể làm được, con nguyện mong cho các thần trí thiên quốc làm thay. Và ước chi chính các tên quỷ bị bó buộc phải xưng tụng rằng: ”Mẹ là kỳ công của Bàn Tay THIÊN CHÚA, Mẹ có quyền lực THIÊN CHÚA trong tay, Mẹ thật khủng khiếp đối với ma quỷ và mọi sự đều phục tùng Mẹ! Mẹ là loài thọ tạo vô song! Mẹ là phụ nữ duy nhất, vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ. Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế. Cùng với Thánh Cả GIUSE, Mẹ có chỗ đứng riêng”.
 Như thế, Mẹ cao trọng hơn mọi Thiên Thần và các thánh: Mẹ thật là Chí Thánh, là thần thiêng! Con hy vọng nơi Mẹ và con tin chắc chắn vững vàng rằng, kể cả mọi quyền lực hỏa ngục, cũng không thể nào chiến thắng được con! Ước gì được như vậy. Tất cả các Thiên Thần và các thánh đồng thanh chúc tụng Mẹ đến muôn đời! Amen! Ước gì được như vậy!
 (Jean Barbier, ”CONVERTIS PAR MARIE”, Editions Saint Paul, 1993, trang 147-157) Xin Mẹ Cầu Bầu Cùng Thiên Chúa Ba Ngôi Cho Con
Read More

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Toàn Thể Giáo Hữu Việt Nam Hết Lòng Tin Cậy Chạy Đến Cùng Mẹ

tháng 10 13, 2015 0

Toàn Thể Giáo Hữu Việt Nam Hết Lòng Tin Cậy Chạy Đến Cùng Mẹ
Vào một sáng tinh sương, thánh Giuseppe Cafasso (1811-1860) ra khỏi nhà thật sớm.
Đường phố Torino (Bắc Ý) vắng lặng trống trơn. Bỗng thánh nhân gặp một cụ bà, ăn mặc nghèo nàn, dáng điệu lòm-khòm, vừa đi vừa chậm rãi lần hạt Mân Côi. Ngạc nhiên thánh nhân cất tiếng hỏi:
 - Có chuyện gì vội mà cụ phải ra khỏi nhà sớm thế?
 Bà cụ trả lời:
 - Ô, thưa ngài, con đi dọn sạch các đường phố!
 Không hiểu, thánh Giuseppe Cafasso hỏi lại:
 - Dọn sạch các đường phố? Cụ ngụ ý gì thế?
 Bà cụ thong thả đáp:
 - Cha không thấy sao? Đêm vừa qua diễn ra cuộc vui chơi trá hình (carnavale) và dân chúng phạm không biết bao nhiêu thứ tội! Vì thế, giờ đây, con muốn đi trở lại tất cả các nẻo đường ghi dấu vết tội lỗi, vừa đi vừa lần hạt Mân Côi. Các lời kinh ”Kính Mừng MARIA” sẽ trở thành hương thơm ngào ngạt tỏa ra thấm vào các nơi chốn tội lỗi!
 Thật vậy, lời Kinh Mân Côi có sức mạnh tẩy luyện linh hồn khỏi các vết nhơ tội lỗi và ướp-đượm ơn lành. Kinh Mân Côi cứu thoát các linh hồn. Thánh Massimiliano-Maria Kolbe (1894-1941) từng nói:
 - Bao nhiêu tràng chuỗi Mân Côi là bấy nhiêu linh hồn được cứu rỗi!
 Kinh Mân Côi mang lại sự lành cho tất cả: từ kẻ tội lỗi đến người tốt lành cũng như các bậc thánh nhân.
 Khi được hỏi ý kiến phải chọn lời kinh nào, thánh Filippo Neri (1515-1595) không do dự nói ngay:
 - Hãy lần hạt Mân Côi và lần hạt nhiều bao nhiêu có thể!
 Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978) cũng quả quyết:
 - Tràng Kinh Mân Côi là tràng xích cứu rỗi, rơi từ đôi tay chí thánh của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ con người và của Đức Mẹ MARIA, Hiền Mẫu Ngài. Tràng chuỗi Mân Côi tuôn đổ trên chúng ta muôn vạn ơn lành. Và cũng từ tràng chuỗi Mân Côi, chúng ta dâng lên Các Ngài mọi ước muốn cùng trọn niềm hy vọng của chúng ta.
 Tràng chuỗi Mân Côi còn có sức mạnh lớn lao cứu thoát các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Thánh Alfonso-Maria de Liguori (1696-1787)) nhắn nhủ:
 - Nếu muốn cứu giúp các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình, hãy lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho các vị ấy.
 Cha thánh Pio thành Pietrelcina (1887-1968) - mỗi lần trao tặng ai tràng chuỗi Mân Côi - thường nói:
 - Hãy đưa các Linh Hồn ra khỏi Luyện Ngục bằng việc lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ MARIA.
 Vị thánh người Ý có lòng nhiệt thành an ủi các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội bằng tràng kinh Mân Côi là thánh Pompilio-Maria Pirrotti (1710-1766). Thánh nhân được đặc ân lần hạt Mân Côi chung với các Đẳng Linh Hồn. Các Đẳng Linh Hồn thưa lớn tiếng lời kinh Kính Mừng MARIA với giọng trầm tĩnh và an bình suốt trong buổi lần hạt Mân Côi chung với thánh Pompilio-Maria Pirrotti.
 Chị Lucia dos Santos (1907-2005) - một trong ba trẻ mục đồng được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ MARIA tại Fatima vào năm 1917 - nhấn mạnh:
 - Kể từ khi Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA ban cho Tràng Kinh Mân Côi có hiệu lực mênh mông, không còn vấn đề nào thuộc bất cứ phạm vi tinh thần hay vật chất, quốc gia hay quốc tế, mà lại không giải quyết được với Kinh Mân Côi và với hy sinh quảng đại của chúng ta!
 Kinh Mân Côi và Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ MARIA (Khiết Tâm Đức Mẹ MARIA) sẽ ghi dấu chứng chiến thắng sau cùng của Nước THIÊN CHÚA nơi thời đại chúng ta đang sống.
 Lòng hâm mộ lần hạt Mân Côi và lòng sùng kính Khiết Tâm Đức Mẹ MARIA là bảo chứng chắc chắn cho ơn cứu rỗi loài người. Chính Đức Mẹ MARIA hứa với chị Lucia dos Santos:
 - Ai siêng năng lần hạt Mân Côi và yêu mến Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ, sẽ được THIÊN CHÚA yêu dấu cách riêng và sẽ trở thành bông hoa được Mẹ kết lại và dâng lên trước tòa Chúa.
 ... Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội
 Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
  Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
 Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
 Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
 Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
 Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
 Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
 Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.
 (P. Stefano Maria Manelli, ”MAGGIO, mese di MARIA”, Casa Mariana Editrice, 1999, trang 192-197)Toàn Thể Giáo Hữu Việt Nam Hết Lòng Tin Cậy Chạy Đến Cùng Mẹ
Read More

Chuỗi Mân Côi

tháng 10 13, 2015 0

Mở đầu Tông thư về việc cầu nguyện cho nền hoà bình trong suốt tháng 10 (ban hành ngày 15/09/1966), Đức Thánh Cha Phao-lô VI viết: “Có một thói quen cao đẹp của người tín hữu trong suốt tháng 10 là tháng dành để kết những tràng Chuỗi Mân Côi thành những vòng hoa thiêng liêng dâng lên Mẹ Chúa Ki-tô. Tiếp theo những bước chân của các vị tiền nhiệm, Tôi nồng nhiệt hưởng ứng điều này, và Tôi mời gọi tất cả con cái Giáo Hội dành những việc sùng kính đặc biệt cho Đức Thánh Nữ trong năm này.” (Tông thư “Christi Matri”, số 1). Quả thực không còn gì cao đẹp cho bằng kết những “bông hoa hồng” kinh nguyện thành “Một tràng hoa Mân Côi, hương thơm ngào ngạt thắm ân tình. Từng lời kinh sốt mến, xin dâng về Nữ Vương hiển vinh.” (Kim Long
– “Tràng Hoa Mân Côi” – TCCĐ).
Với cương vị giảng viên Huynh Đoàn Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, khi đi chia sẻ tại các Huynh đoàn các cấp, tôi thường hay được các học viên thắc mắc: “Tại sao lại gọi cỗ tràng hạt là chuỗi Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi hay Văn Côi? Tại sao không thống nhất một tên gọi cho dễ học, dễ nhớ?” Đây cũng chính là cái thắc mắc của tôi hồi còn trẻ (khi chưa được tiếp cận nhiều với Kinh Thánh và những huấn giáo của Giáo Hội). Nay nhân lễ Đức Mẹ Mân Côi, xin được cùng chia sẻ với anh em xa gần:
Tất cả những từ đó đều dùng để dịch chữ La-tinh “Rosarium” (hoa hồng). Vì trước đây, do Việt Nam bị ảnh hưởng Hán tự nên mới gọi kinh Rosarium là Mân Côi Kinh (玫瑰經) có nghĩa là Kinh Hoa Hồng. Từ Hán Việt “Mân” còn được phát âm là Mai, Môi, Văn; từ “Côi” còn một âm nữa là Khôi. Vì thế mới có nhiều từ (Mai Khôi, Môi Khôi, Mân Côi, Văn Côi) nhưng đều chung một nghĩa: Kinh Hoa Hồng. Còn vì sao lại gọi là Kinh Hoa Hồng (Rosarium), thì – theo “Từ Điển Báck Khoa Công Giáo” (ấn bản Anh ngữ) – có một truyền thuyết kể lại chuyện một tu sĩ rất siêng năng đọc kinh Kính Mừng (Ave Maria) tôn kính Đức Mẹ, để từ đó “nhờ Mẹ Maria, đến với Chúa Giê-su – Ad Jesum per Mariam”. Có một lần Đức Mẹ hiện ra đang khi tu sĩ liên lỉ đọc kinh Kính Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình. Điều đó cho thấy mỗi lời kinh Kính mừng là một bông hoa hồng, nhiều bông hoa hồng kết thành vòng, thành chuỗi và gọi đó là tràng chuỗi Mân Côi. Việt Nam quen gọi tràng chuỗi Mân Côi một cách ngắn gọn: cỗ Tràng Hạt. Để hiểu sâu hơn về “Tràng Hạt”, xin mời nghe Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II dạy:
“Tràng hạt là phương tiện truyền thống giúp đọc kinh Mân Côi. Ở bình diện hời hợt nhất, tràng hạt thường được xem là dụng cụ dùng để đếm các Kinh Kính mừng. Tuy nhiên nó cũng có thể xem như một biểu tượng giúp đi vào chiều sâu của chiêm ngưỡng. Ở đây điều đầu tiên đáng ghi nhận là cách thức các chuỗi hạt đều đổ về tượng Thánh giá; Thánh giá vừa mở ra vừa đóng lại chuỗi lời kinh. Cuộc sống và lời cầu nguyện của người tín hữu đều tập trung vào Đức Ki-tô. Mọi sự bắt đầu từ Người, mọi sự dẫn đến Người, mọi sự nhờ Người, trong Chúa Thánh Thần, đến với Chúa Cha. Là một dụng cụ để đếm, ghi dấu tiến trình của lời kinh, tràng hạt gợi lên con đường vô tận của chiêm ngưỡng và của hoàn thiện Ki-tô giáo. Chân phước Bartolo Longo cũng đã thấy nó như là sợi dây nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Một sợi dây, vâng, nhưng là một sợi dây êm ái; quả thế, êm ái thay mối dây liên kết ta với Thiên
Chúa là Cha của chúng ta. Một sợi dây con thảo, đặt chúng ta hoà nhịp với Đức Ma-ri-a, nữ tì của Chúa (Lc 1, 38) và nhất là, với chính Đức Ki-tô, Đấng, dầu là Thiên Chúa, đã mặc lấy thân nô lệ vì yêu thương chúng ta (Pl 2,7).” (Tông thư “Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria – Rosarium Virginis Mariæ”, số 36).
Sở dĩ Kinh Mân Côi được khai sinh và lưu truyền trong bề dày lịch sử Giáo Hội, cũng bởi vì Đức Maria là Mẹ Lời Chúa, Mẹ Giáo Hội, đồng thời Đức Mẹ
còn là một cộng tác viên hàng đầu trong chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. Vì thế, nên trong Tông huấn về Lòng Sùng Kính Đức Trinh Nữ Maria “Marialis cultus” (số 13), ĐTC Phao-lô VI đã nhắc nhở: “Chúng tôi muốn lưu ý anh em về một việc đạo đức đã từng được gọi là “Bản tóm lược tất cả cuốn Phúc Âm”: đó là chuỗi Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria.” Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II cũng khẳng định: “Kinh Mân Côi, một bản tóm tắt Tin Mừng: Kinh Mân Côi là một trong những con đường truyền thống của lời cầu nguyện Ki-tô giáo hướng đến việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Ki-tô. Đức Giáo hoàng Phao-lô VI mô tả điều đó bằng những lời sau đây: Vì là một lời kinh dựa theo Tin Mừng, tập trung vào mầu nhiệm Nhập thể cứu độ, kinh Mân Côi là lời kinh mang chiều kích Ki-tô một cách rõ nét.”(Tông thư “Rosarium Virginis Mariæ”, số 18)
Ưu điểm nổi bật nhất của kinh Mân Côi là tính đại chúng: Trải dài theo lịch sử Giáo Hội, từ các vị Giáo Hoàng đến hàng giáo sĩ, tu sĩ, từ những nhà bác học đến những nhân sĩ trí thức, cho đến tầng lớp bình dân ít học; ai ai cũng mộ mến suy niệm, nguyện ngắm Kinh Mân Côi. Đó là vì:
* Kinh Mân Côi là bản tóm lược vừa ngắn gọn, vừa súc tích, lại vừa bao quát được toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước.
* Kinh Mân Côi dễ học, dễ đọc, dễ hiểu, thậm chí còn dễ chiêm ngắm, suy niệm.           
* Kinh Mân Côi là một phương thức cầu nguyện hữu hiệu nhất để nói chuyện + tâm sự + cầu xin + van nài với Chúa, với Mẹ (Kinh Lạy Cha do chính Thầy
Chí Thánh Giê-su dậy tín hữu cầu nguyện: vế trước là lời tung hô chúc tụng Thiên Chúa Cha, vế sau là lời cầu xin của tín hữu. Kính Kính Mừng cũng có 2 vế: vế trước là lời Thiên Sứ Gap-ri-en chào mừng, chúc tụng Đức Mẹ đầy ân sủng, vế sau là lời tín hữu cầu xin với Mẹ. Còn Kinh Sáng Danh chính là vinh tụng ca Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh).
* Không những thế, Kinh Mân Côi còn là một vũ khí thật sắc bén vừa để tự vệ (khi bị ba thù cám dỗ, hoặc khi muốn kiềm chế dục vọng), vừa tấn công (khi muốn đẩy lui địch thù, tiêu diệt tội lỗi). Tóm lại, Kinh Mân Côi là vũ khí rất lợi hại để chống lại “thù trong, giặc ngoài” (hoán cải bản thân, cảm hoá tha nhân và còn giúp ích nhiều cho các linh hồn nơi Luyện ngục nữa).
Chính vì những ưu điểm đó, nên Kinh Mân Côi được các Đức Giáo Hoàng cổ võ nhiệt tình. Xin đơn cử: Có thể nói văn kiện quan trọng nhất của Toà Thánh về kinh Mân Côi là bulla “Consueverunt Romani Pontifices” (ngày 17/9/1569) do ĐGH Pi-ô V ban hành, trong đó ngài kể lại nguồn gốc, mô tả bản chất và mục tiêu của việc đọc kinh Mân Côi. Từ đó, việc đọc kinh Mân Côi phổ biến rộng rãi trong toàn thể Giáo Hội, nhất là từ khi Đức Pi-ô V nhìn nhận sự chiến thắng của đạo quân Công giáo chống lại sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Lê-pa-nô (5/10/1571). Đức Grê-gô-ri-ô XIII đã thiết lập lễ Mân Côi (bulla Monet Apostolus – 01/4/1573) và cho phép cử hành vào Chúa nhật đầu tháng 10. Ngày 13/10/1716, Đức Clê-men-tê XI nới rộng lễ này ra toàn Hội Thánh. (Lm Giu-se Phan Tấn Thành – “Tìm hiểu Dòng Đa Minh”).
Ngoài ra, Thánh Gio-an Phao-lô II đã viết trong Tông thư “Rosarium Virginis Mariæ” (số 2): “Nhiều vị tiền nhiệm của tôi đã gán một tầm quan trọng lớn lao cho lời kinh này. Đáng đặc biệt ghi nhớ là Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII ngày 1/9/1883 đã ban hành Thông điệp “Supremi Apostolatus Officio”, một văn kiện rất có giá trị, khởi đầu của nhiều lời phát biểu của ngài về lời kinh này; trong Thông điệp này, ngài xem Kinh Mân Côi như một vũ khí thiêng liêng hữu hiệu chống lại sự dữ đang phương hại đến xã hội. Trong số các Giáo hoàng mới đây, từ Công đồng Va-ti-ca-nô II, nổi danh trong việc cổ võ Kinh Mân Côi, tôi muốn nhắc đến Á thánh Gio-an XXIII và nhất là Đức Giáo hoàng Phao-lô VI, trong Tông huấn “Marialis Cultus”, đã nhấn mạnh, theo tinh thần của Công đồng Va-ti-ca-nô II, tính chất Tin Mừng của Kinh Mân Côi và chiều hướng quy Ki-tô.”
Riêng về Thánh Gio-an Phao-lô II, có thể nói ngài là Giáo hoàng của Kinh Mân Côi. Trong suốt triều đại Giáo hoàng của ngài, hầu như ngài được gắn liền với Kinh Mân Côi. Ngài là vị Giáo hoàng thường lần hạt chung với Giáo dân. Điểm nổi bật nhất về lòng sùng kính Kinh Mân Côi là Thánh Giáo hoàng đã ban hành Tông thư Kinh Rất Thánh Mân Côi “Rosarium Virginis Mariæ” để tôn vinh Đức Mẹ, bổ sung vào tràng chuỗi Mân Côi truyền thống thêm
Năm Mầu nhiệm Sáng, nâng tổng số lên 20 mầu nhiệm, bao quát toàn bộ Kinh Thánh. Tất cả cuộc đời thánh thiện của Thánh Giáo hoàng đã gói gọn trong khẩu hiệu của ngài là “Totus Tuus” (trích từ câu nói của thánh Louis Grignon de Monfort: “Totus Tuus ego sum et omnia mea Tua sunt” – Con là tất cả của Mẹ và mọi sự của con đều là của Mẹ).
Ngài đã dâng nước Nga cho Đức Mẹ. Và đáp lại, Đức Mẹ đã thực hiện những lời hứa và những bí mật Fatima trong cuộc đời của ngài. Việc nước Nga được ơn trở lại dưới triều Giáo hoàng của ngài là bằng chứng rõ rệt nhất về lời hứa Fatima: “Trái Tim Mẹ Sẽ Thắng”. Tuy vậy Đức Thánh Giáo hoàng cũng phải chịu đau khổ như những thử thách Chúa trao, để làm chứng nhân sống động nhất cho Đức Mẹ Fatima: Thị kiến chị Lucia thấy người áo trắng bị ám sát đã ứng nghiệm trong đời ngài. Ngài bị bắn đúng ngày 13-5-1981. Tay thiện xạ Ali Agca đứng sát ngài và nhắm bắn trúng chỗ hiểm. Nhưng ngài thoát chết trong gang tấc. Ngài biết Đức Mẹ đã cứu ngài, nên ngài đến hành hương Fatima tạ ơn Đức Mẹ và đặt đầu viên đạn lên triều thiên Đức Mẹ để tôn vinh quyền phép của Đức Mẹ. Vết thương đã biến cuộc đời ngài thành cuộc đền tạ Trái Tim Mẹ không ngưng nghỉ.
Bài giảng của Thánh Gio-an Phao-lô II tại Fatima ngày 13/5/1982 là một bằng chứng hùng hồn nhất cho những biện giải ở trên: “Cha tới đây hôm nay bởi vì chính ngày này năm trước (1981), tại Quảng Trường Thánh Phê-rô, việc mưu sát cha đã xảy ra trùng hợp kỳ diệu với ngày kỷ niệm lần thứ nhất Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, ngày 13 tháng 5 năm 1917. Dường như cha nhìn thấy sự trùng hợp ngày tháng này là lời kêu gọi đặc biệt phải đến đây. Và vì vậy hôm nay cha có mặt tại đây. Cha tới để tạ ơn Chúa quan phòng tại chính nơi mà dường như Mẹ Thiên Chúa đã chọn cách riêng. Cha lặp lại lời đấng tiên tri: “Hồng ân Thiên Chúa không khi nào cạn, lòng thương xót của Chúa không bao giờ vơi – Misericordiæ Domini, quia non sumus con-sumpti – xc Ai ca 3, 22”. (Bài giảng nêu trên, số 4)
Nói về các Đức Giáo Hoàng, hàng Giáo sĩ, Tu sĩ mộ mến Kinh Mân Côi thì không có gì lạ; nhưng nói đến những nhà bác học, những nhân sĩ trí thức mộ mến Kinh Mân Côi mới là chuyện lạ – lạ mà có thật 100%. Xin đơn cử một truyện kể về nhà bác học Yersin rất siêng năng lần chuỗi Mân Côi: Có một chàng sinh viên Pháp mới đậu đại học, vì nhà xa trường nên thường đi học bằng xe lửa. Lần đầu tiên đến trường bằng xe lửa, chàng sinh viên ngồi chung toa với một ông già. Ngồi bên cạnh ông già cứ thấy ông cầm một xâu chuỗi, dùng ngón cái và ngón trỏ vê từng hạt chuỗi, miệng thì lẩm bẩm nói những gì nghe không rõ; cứ mỗi lần ngưng lẩm bẩm để lấy hơi, thì lại thấy ngón trỏ và ngón cái vê tiếp một hột chuỗi khác. Chàng sinh viên muốn bắt chuyện để quên đường dài, nhưng ông già hầu như không để ý đến bất cứ ai hay vật gì quanh mình, mắt ông lim dim, miệng thì cứ lẩm bẩm, lẩm bẩm như người nói mê. Chàng sinh viên ngán ngẩm cho ông già là một người có “cái đầu bệnh hoạn – mal la tête”, nếu không muốn nói là “điên cái đầu – fou la tête”. Khi đến trường, vào lớp, chàng sinh viên giật mình thấy ông già gặp ở trên xe lửa, đang đứng trên bục giảng. Thì ra ngài là một giáo sư.
Hú vía! Về sau hỏi ra mới biết tên Thầy là Yersin, và khi ngồi trên xe lửa, Thầy lần chuỗi đọc kinh Mân Côi.
Kinh Mân Côi quả thực là một vũ khí thật sắc bén, thật lợi hại, vừa để tự vệ (khi bị ba thù cám dỗ, hoặc khi muốn kiềm chế dục vọng), vừa để tấn công (khi muốn đẩy lui địch thù, tiêu diệt tội lỗi). Bằng chứng nổi bật là “Đức GH Pi-ô V xác nhận sự chiến thắng của đạo quân Công giáo chống lại sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Lê-pa-nô (5/10/1571) là nhờ vũ khí “Kinh Mân Côi”. Kinh Mân Côi được ban cho Giáo Hội qua thánh Đa Minh vào năm 1214, ngài đã được Đức Trinh Nữ dạy lấy Kinh Mân Côi làm phương tiện cải hoá những người theo phái Albigense và các người tội lỗi khác. Hoặc như việc Thánh Gio-an Phao-lô II thoát chết trong gang tấc, khi bị hung thủ là tay thiện xạ Ali Agca ám sát ngày 13/5/1981.
Tóm lại, Kinh Mân Côi là vũ khí rất lợi hại để chống lại “thù trong, giặc ngoài” (chống lại sự dữ, hoán cải bản thân, cảm hoá tha nhân và còn giúp ích nhiều cho các linh hồn nữa). Chỉ nói riêng ở Việt Nam, truyền thống dân tộc rất sùng kính Đức Mẹ, nên ngoài thánh địa La Vang, còn rất nhiều thánh đường (cả chính toà lẫn giáo xứ) mang tước hiệu Đức Maria, rất nhiều những đoàn hội, dòng tu, quá nhiều những nữ Ki-tô hữu nhận Mẹ làm bổn mạng… Như vậy, thì không còn lý do gì để người giáo dân xao lãng việc cầu nguyện và phổ biến kinh Mân Côi. Hãy khắc ghi trong tâm khảm lời dạy của Thánh Gio-an Phao-lô II: “Giáo hội luôn luôn tin tưởng vào hiệu năng của lời cầu nguyện này, khi giao phó cho Kinh Mân Côi, đọc chung trong cộng đoàn và thường xuyên thực hành, những vấn nạn nan giải nhất.” (Tông thư “Rosarium Virginis Mariæ”, số 39)
Điều cuối cùng xin thưa: Chính vì tính đại chúng của Kinh Mân Côi, nên khi đọc chúng ta rất dễ bị sa vào quán tính (đọc mà chẳng biết mình đang đọc gì, đang làm gì, miệng thì đọc mà tâm trí thì bay bổng tận đâu đâu …). Vâng, xin hãy sẵn sàng cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi với tất cả tâm tình của một người con hiếu thảo đang giãi bày hết cả tâm tư và ước nguyện ra với Chúa, với Mẹ; nhiên hậu mới rao giảng Lời (được tóm tắt trong 20 mầu nhiệm của Kinh Mân Côi) cho tha nhân. Khi nào đọc, chỉ đọc vừa sức để tránh mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, và tuyệt đối phải cố gắng tập trung suy niệm theo từng lời kinh. Nếu thấy tâm hồn trống rỗng, đọc như cái máy, thì lập tức ngưng ngay, làm vài động tác thư giãn, nằm nghỉ, chờ khi nào tỉnh táo sẽ đọc tiếp. Mong vậy thay!
Ôi! “Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời thiên sứ truyền tin cho chúng con biết thật Ðức Ki-tô con Chúa đã xuống thế làm người. Xin đổ ơn thánh đầy lòng chúng con để nhờ công ơn Con Chúa chịu khổ hình thập giá, và nhờ lời Thánh Mẫu Maria chuyển cầu, Chúa cũng cho chúng con được sống lại hiển vinh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ lễ Đức Mẹ Mân CôiChuỗi Mân Côi
Read More

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Phục Vụ Trong Tinh Thần Khiêm Tốn Noi Gương Đức Giêsu

tháng 10 12, 2015 1


Phục Vụ Trong Tinh Thần Khiêm Tốn Noi Gương Đức Giêsu
Thứ Tư, Ngày 30 tháng 9-2015
CHÚA NHẬT 25 TN B
Kn 2,12.17-20 ; Gc 3,16-4,3 ; Mc 9,30-37
PHỤC VỤ TRONG TINH THẦN KHIÊM TỐN NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊSU
I.  HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Mc 9,30-37
(30) Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn có ai biết, (31) vì Người đang dạy các môn đệ rằng : “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời. Họ sẽ giết chết Người, và Người bị giết chết, rồi sau ba ngày Người sẽ sống lại”.(32) Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người. (33) Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông : “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy ?” (34) Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. (35) Rồi Đức Giê-su ngồi xuống gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. (36) Kế đó, Người đem một em nhỏ, đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : (37) “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. Và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.
2. Ý CHÍNH :
Tin Mừng hôm nay tóm trong 3 điểm chính như sau: Một là Đức Giê-su tiên báo lần thứ hai về cuộc khổ nạn và phục sinh mà Người sắp trải qua, nhưng các môn đệ do sợ bị quở trách hay sợ phải đối diện với sự thật không như ý, nên đã không dám hỏi Người. Hai là các ông tưởng Thầy sắp lên làm vua, nên tranh luận nhau xem ai sẽ nắm giữ chức vụ cao trọng hơn. Đức Giê-su đã dạy các ông bài học về sự khiêm nhường phục vụ của người môn đệ. Ba là Người đòi các ông phải quan tâm đến những người nghèo khổ bé nhỏ, tượng trưng bằng một đứa trẻ được Người đặt giữa các ông. Người còn tự đồng hóa mình với những kẻ bé nhỏ này.
3. CHÚ THÍCH :
- C 30-32 : + Con Người : Nhấn mạnh về nhân tính của Đức Giê-su. Như người Tôi Trung của Đức Chúa, Đức Giê-su sẵn sàng chịu đau khổ để đền tội thay cho dân hầu làm cho các tội nhân được nên công chính (x. Is 53,2-12). +Sẽ bị nộp vào tay người đời: “Rơi vào tay người đời” là một số phận hẩm hiu, trái ngược với “Rơi vào tay
Đức Chúa” (2 Sm 24,14). Thánh Phao-lô viết: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32). +Bị giết chết và sẽ sống lạ i: Người sẽ bị giết do tay người đời nhưng sẽ sống lại nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Cv 13,27-30). +Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người : Vì chưa có ý niệm gì về mầu nhiệm thập giá nên các môn đệ cảm thấy rất buồn khi nghe Thầy loan báo điều này (x. Mt 17,23). Họ không dám hỏi lại có lẽ vì sợ bị quở trách như ông Phê-rô trước đó (x. Mc 8,33), mà cũng vì sợ phải đối diện với sự thật không như ý mình muốn !
- C 33-34 : + “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy ?” : Đặt câu hỏi này với các môn đệ, Đức Giê-su cho thấy Người luôn quan sát từng lời nói và cử chỉ hành động của các ông để giáo huấn. + Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả : Qua thái độ làm thinh, các môn đệ đã nhận ra khuyết điểm của các ông là ham muốn địa vị quyền hành, trái với tinh thần khiêm nhượng phục vụ mà Đức Giê-su luôn nêu gương và chỉ dạy.
- C 35-37 : + Đức Giê-su ngồi xuống gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : Trong tư thế ngồi của một ông thầy (ráp-bi), Đức Giê-su gọi Nhóm Mười Hai môn đệ lại gần mà giáo huấn. + “Ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” : Đức Giê-su nhấn mạnh đến tinh thần khiêm tốn phục vụ mà môn đệ của Người phải có là tự hạ, trở thành người tôi tớ hầu hạ mọi người. Ở đây có sự đối nghịch giữa “người đứng đầu” với “người rốt hết”. Đối với Đức Giê-su, giá trị của người lãnh đạo phải dựa trên nền sự khiêm hạ, sẵn sàng phục vụ tha nhân vô điều kiện. + “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy” :
Em nhỏ trong câu này không tượng trưng cho sự ngây thơ vô tội, nhưng là biểu tượng cho người nghèo khó tầm thường, những kẻ vô danh tiểu tốt, tàn tật, yếu đuối và bị bỏ rơi... + “Là tiếp đón chính Thầy... tiếp đón Đấng đã sai Thầy” : Đức Giê-su đề cao sự khiêm nhường phục vụ những người nghèo, có giá trị thiêng liêng cao quý như hành động phục vụ Người và phục vụ chính Chúa Cha  Đấng đã sai Người (x. Mt 10,40).
4. CÂU HỎI : 1) Khi tự xưng là Con Người, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh điều gì ? 2) Đức Giê-su đã loan báo về sứ mệnh Thiên Sai như thế nào ? 3) Tại sao các môn đệ dù chưa hiểu rõ lại không dám hỏi Thầy về điều các ông vừa nghe ? 4) Dọc đường, các môn đệ tranh luận với nhau điều gì ? Tại sao các ông làm thinh không trả lời câu Thầy hỏi ? 5) Đức Giê-su đòi các mục tử trong Nước Trời phải có cách ăn ở thế nào ? 6) Khi đưa một em nhỏ đặt giữa các ông, Đức Giê-su muốn dạy bài học gì ? 7) Người dạy các ông phải khiêm nhường phục vụ những ai ?
II. SỐNG LỜI CHÚA :
1. LỜI CHÚA : Rồi Đức Giê-su ngồi xuống gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).
2. CÂU CHUYỆN :
1) MỘT VỊ GIÁM MỤC KHIÊM TỐN PHỤC VỤ NGƯỜI DƯỚI:
Thánh Phanxicô Salêsiô là một giám mục nổi tiếng về lòng khoan dung và đức khiêm nhường phục vụ. Ngày nọ sau giờ làm việc, người giúp việc của Tòa Giám Mục vốn
có tật thích ăn nhậu say xỉn đã leo rào ra ngoài quán cóc gần đường đó ăn nhậu với chúng bạn và đã bất cẩn uống rượu quá chén. Khi mò về tới tòa giám mục thì trời đã khuya. Do quá say, anh quên rằng phải leo rào để về nơi ở, nên đã nằm đại ra trước cổng tòa giám mục ngủ ngáy khò khò. Bấy giờ thánh Phanxicô Salêsiô vẫn còn thức đêm làm việc, nghe thấy tiếng ngáy liền đi ra mở cổng và khi nhận ra người giúp việc của ngài đang ngủ say, liền cõng anh ta vào phòng riêng và đặt nằm trên giường của mình. Còn ngài thì tạm nghỉ trên chiếc ghế salon trong phòng khách.
Sáng ngày thức dậy, anh giúp việc rất ngạc nhiên thấy mình đang nằm trên giường của đức giám mục. Anh nhớ ra bữa nhậu say xỉn tối hôm trước, liền vội chạy đến quì trước mặt đức giám mục thú tội để xin tha tội. Và cũng từ ngày đó anh giúp việc đã chừa được tật ưa ăn nhậu say xỉn. Anh không bao giờ còn dám lẻn ra ngoài vui với bạn bè vào lúc đêm tối nữa.
2) BÁC SĨ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN SẴN SÀNG ĐÁNH GIÀY PHỤC VỤ KHÁCH QUÝ:
Cùng với cha và người em, bác sĩ SA-RI MÊ-Ô (Charies Mayo) đã xây dựng bệnh viện Mê-ô nổi tiếng tại thành phố Rô-sét-tơ (Rochester) Hoa kỳ.
Lần kia, một phái đoàn y khoa được cử đến thăm bệnh viện. Theo truyền thống của bệnh viện, quí khách sẽ để giày trước cửa phòng riêng của mình, và bệnh viện sẽ bố
trí nhân viên đến đánh bóng các đôi giày ấy. Tối hôm đó, bác sĩ May-ô làm việc trễ và là người về phòng sau cùng. Ông thấy các đôi giày ở trước các phòng của khách vẫn chưa được nhân viên phụ trách đánh bóng ! Có thể họ đã quên làm việc này chăng ? Ông liền đi kiếm xi và bản chải, rồi lần lượt đến trước mỗi phòng đánh bóng các đôi giày của khách. Khi nhân viên phụ trách đánh giày hôm đó đến làm nhiệm vụ lúc nửa đêm, anh rất ngạc nhiên khi thấy vị bác sĩ giám đốc bệnh viện vẫn đang miệt mài chùi bóng những chiếc giày cuối cùng cho các vị khách quí.
Câu chuyện bác sĩ giám đốc đánh giày này đã trở thành huyền thoại ! Bác sĩ May-ô được ca tụng không những vì có tài chữa bệnh, hoặc do những công trình y khoa to lớn mang lại nhiều lợi ích, mà còn vì lối sống khiêm nhường bình dị của ông. Ông không nề hà làm bất cứ việc gì để phục vụ tha nhân, dù việc ấy không xứng tầm với địa vị của ông.
3. THẢO LUẬN:
1) Bạn sẽ phục vụ tha nhân, nhất là những người nghèo khó bệnh tật cách nào để nên môn đệ đích thực của Đức Giê-su (x Ga 13,35)?
2) Là người đứng đầu một tập thể nhỏ là gia đình, đội nhóm, lớp học… và có chút quyền hành, chúng ta sẽ làm gì để noi gương Mục Tử Giê-su chăm sóc phục vụ đòan
chiên, “đến cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
4. SUY NIỆM :
1) CON NGƯỜI THƯỜNG TRANH GIÀNH NHAU ĐỊA VỊ QUYỀN HÀNH:
Thông thường những quan lớn trong xã hội thường muốn được “ăn trên ngồi trước”, muốn được chiếm địa vị cao hơn chúng bạn và khó chịu khi thấy bạn bè thành công hơn
mình.
Khi đi theo Thầy Giêsu lên Giêrusalem, các môn đệ cũng tưởng rằng Thầy mình sắp lên làm vua, nên dọc đường các ông tranh cãi nhau xem ai sẽ được giữ chức vụ lớn nhất ! Đức Giê-su hiểu rõ tâm trạng của các ông, nên khi Thầy trò về đến nhà trọ tại thành Ca-phác-na-um, Người đã dạy các ông bài học về sự khiêm tốn phục vụ trong Nước Trời do Người sắp thiết lập. Người muốn các môn đệ là những người sau này lãnh đạo cộng đoàn Hội Thánh phải có lối sống khiêm hạ phục vụ tha nhân: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ phục vụ mọi người” (Mc 9,35), noi theo gương khiêm nhường của Người: “Con Người đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ” (Mc 10,45).
2) MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU PHẢI CÓ TINH THẦN KHIÊM TỐN PHỤC VỤ:
Không phải vô cớ mà Đức Giêsu đưa một em nhỏ ra làm gương cho các môn đệ. Thời đó trong xã hội Do thái, trẻ em được xếp đứng hàng sau chót trong bậc thang địa vị. Theo lời giảng dạy của Chúa, kẻ nào vì tự nhận là môn đệ Đức Kitô, cần phải phục vụ những người có địa vị thấp kém nhất như trẻ nhỏ, là đã phục vụ chính Đức
Giêsu và Chúa Cha. Người cũng đòi môn đệ phải nên giống như trẻ nhỏ, nghĩa là phải sẵn sàng mở lòng đón nhận Tin Mừng không hậu ý, phải tránh thái độ  nhỏ nhen ích kỷ khi chỉ biết tìm lợi ích cho riêng mình.
Trong bữa Tiệc Ly, Tin Mừng Gioan cũng thuật lại việc Đức Giêsu tình nguyện làm công việc của người giúp việc là quỳ gối rửa chân cho các môn đệ, rồi sau đó
Người đã dạy các ông điều răn mới là “hãy yêu thương nhau như Thầy” và khiêm nhường phục vụ nhau (Ga 13,12-15).
Về sau, Tông đồ Phao-lô cũng trình bày gương khiêm hạ vâng phục của Đức Giê-su trong thư Philipphê như sau: "Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Pl 2,5b-8).
3) TINH THẦN KHIÊM TỐN PHỤC VỤ LÀ GÌ ?:
Là noi gương Đức Giêsu để phục vụ như một đầy tớ giúp việc, hoặc như một bà mẹ tận tình phục vụ đứa con thơ bé, hay người mục tử nhân lành phục vụ đoàn chiên.
- Như một tôi tớ giúp việc: Điều quan trọng của người tôi tớ khi phục vụ là phải khiêm hạ và nhiệt tình làm mọi việc trong phần vụ được chủ yêu cầu, tránh phục vụ
theo kiểu ban ơn thể hiện qua thái độ hống hách khinh thường hoặc chê trách người khác. Nhất là tránh thái độ công thần, khi hay khoe khoang công lao thành
tích của mình và đòi phải được tập thể tỏ lòng kính trọng biết ơn theo đòi hỏi của mình. Hãy noi gương Chúa Giêsu là Thầy là Chúa mà khiêm hạ quỳ gối rửa chân
cho môn đệ trong bữa Tiệc Ly.
- Như một bà mẹ phục vụ con thơ: Động lực phục vụ của bà là tình yêu thương con, nên bà không so đo tính toán hơn thiệt với con, luôn quên mình để tìm lợi ích
cho con như câu người đời thường nói về tình yêu thương của bà mẹ hy sinh cho con thơ: “Mẹ nằm chỗ ướt, con nằm chỗ khô”
- Phục vụ như Mục Tử tốt lành Giêsu: Mục tử tốt lành luôn hiểu biết để cảm thông với những khó khăn của đoàn chiên được trao phó cho mình chăn dắt; Luôn lo lắng
chăm sóc và dẫn đưa đoàn chiên đến cánh đồng cỏ xanh và suối nước trong; Luôn quan tâm bảo vệ đoàn chiên để chống lại sói dữ đến cắn xé làm cho đoàn chiên tan
tác; Sẵn sàng hy sinh thời giờ sức lực đi tìm kiếm chiên lạc, băng bó những con chiên bị thương tích... Tóm lại phải phục vụ như Mục Tử tốt lành Giêsu: “Tôi đến
để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
4) HÃY ĐI VÀ LÀM NHƯ VẬY (Lc 10,37) :
Để thực hành đức khiêm nhường phục vụ noi gương Đức Giêsu, mỗi người chúng ta cần làm một số việc sau :
- Cần xin ơn Chúa giúp : Hãy năng dâng lời nguyện tắt để xin Chúa Giê-su Phục Sinh đổ ơn Thánh Thần giúp chúng ta khiêm hạ để sẵn sàng phục vụ tha nhân, nhất
là những người tàn tật già cả bất hạnh và bị bỏ rơi… đang sống bên cạnh chúng ta.
- Cần phải xét mình mỗi ngày : Để thực tập khiêm nhường phục vụ, mỗi ngày chúng ta nên dành một phút hồi tâm trước khi nghỉ đêm : Hôm nay tôi có nhớ phục vụ kèm
theo lời nguyện tắt không? Tôi làm các việc lành để làm vinh danh Chúa hay để tìm tiếng khen của người đời (x Mt 6,1) ? Tôi có sẵn lòng làm những việc vô
danh ít người muốn làm không (x Mt 6,2) ? Có cảm thấy ấm ức khi làm những việc tốt mà không ai hay biết không (x Mt 6,3-4) ?
- Cần phục vụ với tình yêu thương : Những người đứng đầu một cộng đòan không nên nại vào lý do mình đã phục vụ cho tập thể nên cũng đòi hỏi mọi người biết ơn và
phục vụ lại. Cần tránh thái độ quan liêu, độc đoán và vô trách nhiệm, thiếu đức bác ái mục tử giống như những kẻ chăn thuê đã bị Đức Giê-su nặng lời quở trách
(x Ga 10,11-13).
- Tập khen ngợi và đề cao các việc tốt của tha nhân: Chẳng hạn: một người hốt rác có tinh thần trách nhiệm cao khi làm việc, một bà bán hàng rong thành thật
trả lại tiền dư cho khách, một thày giáo ý thức trách nhiệm sẵn sàng dạy miễn phí cho các học sinh yếu kém... Hãy biến cuộc sống của chúng ta trở thành thánh
lễ nối dài bằng thái độ khiêm tốn phục vụ tha nhân của mình.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin để nhận ra Chúa nơi những người đau khổ do đói cơm bánh vật chất cũng như thiếu bánh ăn tinh thần là Lời
Chúa. Xin cho chúng con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi trong những người đau khổ. Xin cho chúng con biết mở rộng lòng đón nhận tha nhân, mở trái tim để cảm
thông, mở đôi tay để phục vụ mọi người như phục vụ chính Chúa. Ước gì chúng con luôn kết hiệp với Chúa để phục vụ trong âm thầm, hầu xứng đáng được Chúa tha thứ tội
lỗi và ban hạnh phúc Nước Trời đời đời cho chúng con.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.


Read More

Post Top Ad